Wednesday 13 September 2017

Chàng Còn Đó Bên Đi Hiu Qunh


Ph Tnh



How irksome is this music to my heart?
When such strings jar, what hope of harmony?

1.

“Mt li nói vi bông hoa trên đi, mt li nói đã phai.
Mt điu giu kín trong tim con người là điu giu kín thôi”

Hãy gi bt c bài hát nào trong hai tp nhc mi ca chàng, ta s gp nhng li t tình rt đi thê lương như thế. “Mt chiu núi bng mang thân cánh đng, thì cùng giòng nước khóc giùm” (Mt ln thoáng có).  Người nghe nhc Trnh Công Sơn – vâng, chàng chính là Trnh Công Sơn – bây gi liên tiếp b đy vào tâm trng ng ngàng chi vi. Có phi không đy là nhng li nói ca k ti đ trong phòng kín? Có phi đy là nhng git rượu nng cho k lãng du lnh ngp hn xa x? Mt Trnh Công Sơn xa l hn vi dĩ vãng tr trung năm by năm trước đây đã và đang lm lũi trên nhng nt nhc bun trong hai tp ca khúc Khói tri mênh môngT tình khúc.

2.

Sáu năm trước, khi TCS ph biến Nhng Tình Khúc Trnh Công Sơn là lúc tên người nhc sĩ y gn lin vi loi ca khúc “da vàng”, loi quê hương và thân phn. Qu có thế, gia khi đt nước sc sôi trong tình cnh bi thương mà các ngh sĩ khác đành bó bút, không hát ni được ni lòng người dân thi lon lc, nhc TCS phi được xem là mt hin tượng quý giá. Nhc ca ông “là mt th rượu mnh cho k ti đ”, nói theo kiu George B. Shaw. Hình nh người “m ngi ru con nước mt nhc nhn xót xa đi mình” (Ca dao m) hay mt người già nm co ro nghe tiếng n và đa bé trn trung khóc tui thơ đi (Người già em bé) qu thc là nhng hình tượng rt hin thc trong ngh thut VN nhng năm tháng đó. Cái tâm s ngn ngang ca c mt lp thanh niên ngày y in rt đm nét trong trên nhng tiếng nhc Blues ca nhng bài hát da đen như Nước mt cho quê hương, Cúi xung tht gn, Xin cho tôi, Phúc âm bu[1]. Nhc tình ca TCS b chìm khut sau khuôn dáng y. Không ai có thì gi đ nghe chàng tâm s: “Bây gi nh v tình yêu cũng như hoài nim v mt c tích huyn hoc. Người ta không còn có th nói vi nhau. Ch nói vi riêng mình, và tiếng nói được tr v t cõi chết làm trung gian thường trc gia hai k đi din... Trong cõi-riêng-ta có mt con chim bé nh đng nhìn và hót hoài đip khúc bun bã đó... Ch có trong tình yêu ta mi bt gp được cái chết ca chính mình...”[2] Nhng bn tình ca ca TCS đp nhưng bun lm. Tình bun ướt sũng trong nhng ca khúc viết âm th th (mode mineur). Nhng ca khúc y k l mt c tích tình yêu ca ai đó, nghe rn rĩ như tiếng kinh cu trong nhà nguyn thâm u: “và tiếng hát về ru mình trong gic ng va. Ri t đó loài sâu na đêm quên đi ưu phin. Đ người v hát đêm hng. Đa đàng còn in bước chân bước quên”. (Du chân đa đàng). Tình yêu, , ch là li vô vng. Con người ch là nhng con thiêu thân bay mãi vào o tưởng tình yêu thôi : “tôi ru em ng mt sm mùa xuân, em hôn mt n hng hi thăm v git nng. Tôi ru em ng h cũng va sang, em hôn lên tay mình đ chua xót tình trn” (Tôi ru em ng).

Tình yêu ch là mt dĩ vãng đ hoài tưởng, đ trông vi mà thôi. Như cánh vc bay như c xót xa đưa. Như nhng hình tượng nào héo nht, bun nht. Thế cho nên, chúng ta cũng ch gp mt TCS đc thoi trong hai tp ca khúc khác ra đi năm 1970: Như cánh vc bayC xót xa đưa. Vn lng lng trong đó mt con hng nhn bay tìm ch đu. “Xin đng yên trong chiu, trên môi th khói qunh hiu. Xin đng yên trong chiu, hong tình cho nng khô mau. V đây thân xác hư hao. Đêm đêm nm nghe lá than van chút nim đau ngt ngào” (Tình xót xa va). Trong trái tim git máu va khô,chiu cũng mù loà vi cánh dơi bay lon. Đi người vn mt mùng như tình treo trên chiếc đinh không.

Nét nhc TCS không khi nào b ln c, luôn luôn có phong thái riêng bit, càng ngày càng sc hơn, riêng tư đến đ lc loài. Tình ca chàng không còn ướt đm v bun sướt mướt mà đã lì lm, không mun than van, v bun mà Cung Tiến gi là “bun majeur” không phi là mt bước đi thay tình c trong nhac TCS đâu. Nó ch là mt biu hin tt yếu cu tâm s mt k lc lõng không có mt bếp la mà tr v, chng mt đm la mà hong con tim ướt: “Đêm ta nm bóng ti che ngang. Đêm ta nm nghe tiếng trăm năm gi thì thm gi thì thm. Đêm nghe tri như hú như than, ta nghe đi như có như không, còn li mình đi bnh bng, đi bun tênh” (Còn có bao ngày). Nhng bài hát tiêu biu nht ca TCS trong hai tp ca khúc này đu là nhng ca khúc nht nhoà sầu thương, đượm v dng dưng tnh táo (hay mi mt?) ca mt k tuyt vng. Hãy nghe li mt ln nhng ca khúc y: Ru ta ngm ngùi, Như cánh vc bay, Rng xưa đã khép, Tình xót xa va, Ri như đá ngây ngô. (Như cánh vc bay) Còn có bao ngày, nghe nhng tàn phai, Vn nh cuc cuc đi, C xót xa đưa (C xót xa đưa).

Nhng ca khúc y có chung mt hành âm lơ lng vt v ca nhp điu 3/4 hay 6/8. Tiết điu đu đn y vn là bn sc ca TCS ch gì, li chuyn cung bt ng gia bài hát cũng là bn sc nhc ca chàng, đng ý, nhưng đây nó t cáo mt TCS đã chín, đã già (người nhc sĩ già gin và người tình già nua). Đim đáng đ ý na là nhc TCS t đây đã manh nha xu hướng thoát b ch âm đ tiến đến nhc atonalité. Đip khúc ca bài Nghe nhng tàn phai hay nhng bài Rng xưa đã khép, Ri như đá ngây ngô là nhng thoáng hin nhưng còn rt e dè.

3.

Tâm s mt k lc lõng? V dng dưng tnh táo ca mt k tuyt vng? Con chim mun phin hát mãi điu da đen như tiếng kèn đng gia đi núi đêm trùng ca Prewitt [3], (ôi chao k lc loài Montgomery Clift vn quy nhiu lòng ta hoài không nguôi. Tant qu’il y aura des hommes. Tant qu’il y aura des hommes?) Hay nói như chàng: “Đi v tôi tên mc đng, ri v thêm con nga hng, t đó lên đường phiêu linh”. (Ch có ta trong cuc đi) Con nga hng đã lên đường bng s ra đi ca hai tp ca khúc mi: Khói tri mênh môngT tình khúc (Nhân Bn – 1972).

Trong mt ln phng vn trên Đài phát thanh quân đi (14-3-1973), TCS tr li cô Mai Hân đi khái thế này: “trong nhc ca tôi thường có hai tình t: mt tình t gia nhng người đng bào, và tình t gia hai người. Riêng tình t gia hai người thì tôi nhn thy nó rt nht m” người nghe có cm tưởng người nhc sĩ ht hi, rung ry nhng tình khúc ca mình. (Nhưng ông TCS ơi, ông đ chúng ra làm gì đ bây gi ông làm tình làm ti? Đau lòng lm lm!). Có nghe li nhng khúc hát mi ca ông mi hiu ý tình ca người nhc sĩ hà tin li nói kia.

Tình yêu là món đ c nht trong các món c vt ca loài người. Yêu có nhiu cách thế, yêu thm, yêu đương, yêu ra rít. Điu kin cn và đ ca tình yêu là yêu nhau, bi vì ch mt k yêu thôi thì ch là tình tuyt vng, tình yêu mt chiu (tình yêu mà ông Y Vân gi là Em-đi trước-anh-sau đó). Xin phép được làm rườm tai nhng k yêu nhau đ nhc li câu nói nghìn vàng: “Il faut deux pour nommer le ciel est beau.” (Lacroix). Nhng tình khúc ca người yêu nhau đu no đy hnh phúc, y chng phi là điu l lùng. Người ta không thy ca khúc nào ca Phm Duy đượm v bi đát ca mt người tình tuyt vng. Nét bun trong nhc Phm Duy ch là nhng xúc đng tm thi ca người tình lc quan. Chiu duyên dáng hin lành ca nhc tình Phm Duy ct nghĩa ti sao nhng cp tình nhân đang yêu nhau rt ham chung, h tưởng mình đang “Dìu nhau sang bên kia thế gii, Dìu nhau nơi quê hương mãi mãi, Dt dìu v ti xa vi đi đi, dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu” (Thương tình ca). Có khi h bun đm khi tưởng tượng mình đã nghìn trùng xa cách nhưng ri vn tìm nhau, và s “gp nhau trong nhân tình đy bác ái, ơi người, gp nhau trong kinh cu mt hi chuông”, (Phm Duy – Tìm nhau).

S không thy được bu không khí nng m kia trong nhc TCS bây gi. Người nghe ch gp đó mt người tình khc khoi, khc kh, thn tâm can vô cùng. Người tình đi gia ph l, tưởng chng chung quanh là đng vng, ch có tiếng gà trưa là du hiu đc nht ca s sng. Mt mình tôi bước hoài bước hoài.  Con tim thu thào không nguôi, không nguôi, gia ph đông người đang mng m trong gic ng trưa, tôi thy “đi ta có khi là lá c, ngi hát ca rt t do” (Đêm thấy ta là thác đổ). Em thấy đó, một kẻ cô độc giữa đời mình; hắn đi bên bờ nấm mộ vàng, căn phần dành cho riêng những người ở dọc đường bơ vơ, “những khi chiều tới cần có một tiếng cười để ngậm ngùi theo lá bay. Rồi nước cuốn trôi. Rồi nước cuốn trôi” (Để gió cuốn đi). Dường như tôi gặp đâu đây một người lãng trí, rất ngây thơ trong vẻ mệt mỏi vì hệ luỵ cuộc đời đã đè quỵ trên vai. Hắn la hét một lần cuối: “hãy ca cho tôi nghe một bài hát mới”. Rồi im lặng triền miên. Vô ngôn. Ôi, Nietzsche đã chết rồi. Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ. Bạch phát sở hành thuỳ ngã khâm(Nguyễn Du -La phù giang thuỷ các độc toạ). Nguyễn Du cũng đã chết rồi, làm sao nghe được lời tự tình rất đỗi ngậm ngùi kia?

Trong nhạc TSC bây giờ chỉ có một người trơ trụi, đứng lóng cóng giữa đời xôn xao. Hắn mở toác hoác con tim cho mọi người. ”Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài... Tôi như là người lạc trong đô thị một hôm đi về biển khơi...(Tự tình khúc) Đã bao lần, tôi gửi lòng tin của mình vào tình yêu, tôi chờ đợi mãi một tiếng cười, một đoá hồng trong lãng quên. Nhưng bây giờ thì chẳng còn gì, tôi đã thua đậm một canh bạc một đời người (Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi đứng bên đời kia” (Đêm thấy ta là thác đổ). Đời ta đã tắt lửa lòng rồi sao, những mộng cao vời ấy) Những đêm; những đêm xuân trăng không còn mọc, những mùa thu mua riêng tình sầu. L’homme tragique que se découvre soudian sans amour, sans valeur et sans vie; voilà le bilan tragique, et voilà notre surprise éternelle” (Clément Rosset, La philosophie tragique. P.U.F. p. 22).   

Chàng chỉ còn mỗi một món hành lí còm cõi: trí nhớ. Ngày xưa, ngày xưa khi tiếng cười còn xanh, khi mắt chưa vàng màu bội bạc. Ôi quê xưa, nhánh quê xưa mà tôi vẫn nghe hoài một tiếng gọi về. Có ai chỉ giùm tôi con đường tình một thời xa xăm? Có ai không? Ngày nào, ngày nào xưa? “Lòng ta có khi tựa như vắng ai. Nhiều khi đã vui cười, nhiều khi đứng riêng ngoài. Nhiều đêm muốn đi về con phố xa. Nhiều khi muốn quay về nằm yên dưới mái nhà”. (Lời thiên thu gọi). Ngày đó con sông là điểm tựa cho tình ta, sông là chứng tích cho cuộc tình rất đẹp của đời mình. Trời rất xanh và tiếng hát rất nồng. Bởi vì có ta yêu nhau. Thế mà, cuộc tình cũng phôi pha, “ nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà, từ những phố kia tôi về...Nhiều đêm thấy ta là thác đổ, tỉnh ra có khi còn nghe”(Đêm thấy ta là thác đổ) Tình yêu? Không, chỉ có một giọt rượu tàn vừa bốc hơi. Không, chỉ còn đôi cánh trắng tít mờ đằng xa kia. “Từ đó trong vườn khuya, ôi áo em xưa là một chút mây phù du, đã thoáng qua đời ta” (Đoá hoa vô thường). Em ở đâu rồi? Hãy đưa tay cho anh vịn tỉnh đêm tàn, sống dậy bến tình quên. Ôi chao, con tim oan khiên, khối tình tội nghiệp. Đời tôi chẳng còn điều gì mới lạ cả, còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi, (ôi tâm sự buồn của những Kiều nương giữa đời đoạn trường). Tôi đã sống rất ơ hờ, lòng tôi có đôi lần khép cửa. Trong tôi ngổn ngang những vực sâu, những chán chường; trong tôi có một giải đất mới, sa mạc nối dài. Như Cain, tôi cũng là một kẻ chạy trốn và kẻ lang bạt trên đời này(Genesis 4,12; a fugitive and a vagabond shalt thou be in the earth). Những tiếng hát của TCS hôm nay là những lời kể lể về tâm sự của người tuyệt vọng không còn thấy liên hệ giữa mình và người xung quanh. Kẻ tuyệt vọng là kẻ mất quê nhà, lưu vong giữa lòng ốc đảo trơ trụi. All lost in the wonderland, a strange in Paradise. Một ca khúc nước ngoài cũng đã nói đến tâm sự ấy. Nhưng ở TCS, khuôn mặt của những kẻ lạ mặt bị soi chiếu tàn nhẫn không dấu diếm. Có thể gọi nhạc TCS là thứ nhạc Dionysos không?. “Sous le charm the Dionysos non seulement le lien se renoue d’homme à homme, mais même la nature qui nous est devenue étrangère hostile ou asservie, fête sa réconciliation avec l’homme, son fils prod gue”. (Nietzsche, La naissance de la tragédie. coll. Idées, p.25-26). Cuộc sống hôm nay tả tơi dường ấy, quanh đây chỉ thấy bóng căm thù, đất đá, sa mạc và giông bão. Tiếng  hát ấy cất lên, có phải là tiếng gọi mời hay một dây liên lạc mới? Có phải tiếng hát lôi kéo đứa con hoang bị ruồng rẫy trở về với mẹ? Nhưng than ôi, chính tiếng hát ấy, chính tiếng hát ấy hôm nay cũng là một đứa con hoang đàng, thì biết ai hát và ai nghe? Có điều chắc chắn nhất là nhạc TCS bây giờ phơi bày cho người nghe thấy hình ảnh của kẻ, của những kẻ xa lạ, đi hoang trên đời sống, ôm con tim lạnh lẽo vì đơn côi. Nhạc đó là tấm mồ lớn của chúng ta.

Tình yêu làm sao có thể tồn tại được trong nấm mồ hoang liêu như vậy? Người tình trong nhạc TCS đã bao nhiêu lần gió rét, đã không bao giờ nguôi ngoai.

Ngôn ngữ nhạc TCS, do vậy,đã lạnh băng như chưa bao giờ lạnh đến thế. Lời nhạc của ông bây giờ chỉ chụp bắt được những hình ảnh lạnh như tình trong nhạc của ông. Một bản thống kê sơ sài những hình ảnh trong lời hát TCS cho thấy rõ hai kiến trúc chính: một loại diễn tả ý niệm vắng lạnh (con phố lạ, con đường hiu quạnh, cơn gió vây trùng, lòng vẫn ơ hờ, khói trời mênh mông, nước mắt cỏ lá buồn tênh, ngọn đèn từng đêm vơi cạn, sa mạc nối dài...), một loại cho ta cảm thức về sự phôi pha, mất mát (nụ cười mong manh trong gió, tim héo, vết thương sâu, gió bay qua chân cầu, dòng sông chở hồn thương đau, em về biển xa, môi son biếng lười, héo xanh...). Ngôn ngữ lời ca của TCS thiếu thốn quá nhiều hơi ấm. Rượu ư? Không phải để sưởi ấm lòng ta đâu, nó dìu ông đến cái chết đó, “Đường nào dìu tôi đi đến cơn say. Một ngày nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh).

Cái lạnh không chỉ nằm ở lời hát mà nó còn nằm lồ lộ ở tiết tấu từng bài.Thường thì hành âm của những ca khúc TCS đều cùng một khuôn mẫu: những nốt dài ngắn sóng đôi nhau tạo thành vẻ đều đặn rền rền như tiếng mõ kinh. Bài Khói trời mênh mông là một thí dụ điển hình: Ta về nơi đây phố xưa dấu đạn, con đường bên sông cỏ buồn tênh... Những nốt có lời in nghiêng là những nốt dài và mạnh. Quãng cách giữa nốt trước và nốt sau luôn luôn gần gũi nhau, chỉ là những quãng hai, quãng ba hay quãng bốn là nhiều, ít thấy những nốt nhạc bùng vỡ nổi loạn trong các ca khúc TCS. Hình như tiếng nhạc chỉ gượng nhẹ, e làm kinh động cuộc đời chăng? Hay là vì cõi lòng đã lịm từ bao lâu, không còn muốn gì nữa, đã mỏi mệt lắm rồi?

Chưa bao giờ ta gặp những bài hát ma quái, lạnh lẽo đến thế. Cách điệu monotone của nhạc sĩ TCS bấy lâu nay phải được cắt nghĩa một phần dựa vào tâm sự não nùng của người soạn nhạc, chính dáng vẻ lờ đờ của dòng nhạc TCS đã phân biệt khuôn mặt ông với những người trẻ tuổi khác. Hãy so sánh với trường hợp Lê Uyên Phương. Nhạc của Phương cũng thể hiện chất tragique de l’amour. Tình nhân trong nhạc LUP tâm sự với nhau, yêu vội vàng, yêu ngấu nghiến tình yêu của họ qua tiếng nhạc xôn xao. Tâm sự với nhau là vì hạnh phúc của LUP có thật, nó tràn trề trong tiết điệu bài ca, trong lời ca. Khi ngợi ca những ngày tháng vui vầy, nét nhạc nhún nhẩy hân hoan, sung mãn, đam mê (Một ngày vui mùa đông). Vẻ bi đát trong nhạc LUP nằm ở chỗ: tình nhân biết rõ điểm cuối của một hạnh phúc, và nhân danh hạnh phúc đã có, hát cho hạnh phúc ngày mai sẽ mất. Bài hát điển hình cho tiếng hát ấy là Vũng lầy của chúng ta: hành âm nhanh ở đoạn Sol thứ, chuyển sang rền rĩ ở đoạn sol trưởng, quấn quít nhau. Nhưng buôn vui vẫn phân biệt. Bài hát Đêm chợ phiên mùa đông không có nét nhạc buồn bã như Vũng lầy của chúng ta, Còn nắng trên đồi. Ngôn ngữ nhạc LUP dù sao vẫn là ngôn ngữ của những người hạnh phúc, như trường hợp Phạm Duy vậy. Ở TCS, vui buồn cùng trùng lên nhau. Nói đúng hơn, tiếng đời trên nhạc TCS chỉ có ý nghĩa một hồi chuông báo tử. Rất đỗi ngậm ngùi. Tiếng chuông lắng mau, ta nghe, nhưng cái chết đuổi ta với tốc độ nước rút; chuông rền, ta nghe như khắc khoải đợi chờ phút ấy. Nhịp độ những ca khúc TCS bây giờ cũng thế, quanh quẩn chỉ có ba loại: rền rền chậm rãi, trung bình và nhanh.

Những bài có nhạc điệu chậm rãi như Lời ở phố về, Yêu dấu tan theo, Sẽ còn ai chẳng hạn, điệu hát lê thê như không muốn dừng lại ở nốt nào. Ta tưởng chừng như những nốt nhạc cũng biết ngái ngủ; một chuỗi quãng hai nép vào nhau lên lên xuống xuống với nhịp điệu rền rền. Buồn và nản. Con ngựa già mỏi mệt của kiếp sống đó. Vận tốc những bài Em đi trong chiều, Xanh lòng tàn phai, Nguyệt ca, Tự tình khúc không chậm không nhanh; chúng chỉ lãng đãng như dáng hững hờ của người khách lạ, chúng lạnh băng như không chút quyến luyến người nghe, không can hệ với cuộc đời của chúng. Nhịp xe lăn đều lănđều, nhịp đồng hồ gõ hoài không ngơi. Đấy là những ấn tượng rõ ràng của người nghe khi thưởng thức những ca khúc có nhịp điệu bình thản kia. 

Trong hai tập nhạc còn có loại thứ ba vận tốc nhanh hơn, nghe như tiếng mưa gấp. Đấy là những bài Khói trời mênh mông, Để gió cuốn đi, Bên đời hiu quạnh, Đoá hoa vô thường. Rằng hay thì thật là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! Nhạc điệu ma quái không thể tưởng tượng. Mỗi lần nghe bài Bên đời hiu quạnh, chúng ta lại thấy sừng sững nỗi khổ đau ngất ngất như giông như gió loạn đời mình. Ấn tượng ấy phải chăng là nhờ ma lực của nhạc điệu cuốn gấp của bài hát?Trường hợp Đoá hoa vô thường là một điển hình cho nhạc TCS bây giờ: nhạc điệu biến hoá từ chậm sang nhanh, rồi thanh thản. Tiết tấu bài ca cũng thay đổi tuỳ đoạn. Chúng tôi nói TCS già giặn chính là muốn nhấn mạnh đến giá trị chính tả của những bài hát như vậy: những lúc chuyển cung thần tình, đem dấu hoá bất thường vào câu nhạc rất đắc địa.

Có cần phải nói thêm điểm này: TCS dạo này rất sính dùng nhịp kép? Điều ấy có lẽ phải giải thích từ nét nhạc của ông bây giờ phức tạp hơn, nên những nhịp kép như vậy mới chính tả được ý nhạc của người viết.

4.
      
Ngày nay, TCS không còn là một hiện tượng của nhạc phổ thông Việt Nam như năm bảy năm trước. Hôm nay là thời của nhạc trẻ. Nhạc trẻ là gì thế? Đến hôm nay dường như chưa ai xác định thế nào là nhạc trẻ ở Việt Nam này![4] Có điều chắc chắn nhạc TCS không được hân hạnh xếp hàng với nhạc trẻ. Nhưng nói thế không có nghĩa là TCS không còn người nghe. Trái lại, phải nói ngay là người nghe nhạc TCS bây giờ là một số nhỏ, gạn lọc. Đấy là quy luật khắc nghiệt nhưng đúng với sinh hoạt văn nghệ: văn nghệ càng nghiêng về phẩm, càng xa cách quần chúng. Nhạc TCS bây giờ nghiêng về phẩm? Nghe hơi kì khôi, làm như trước đây TCS không có phẩm. Nhưng quả thật, nhạc TCS ngày nay đã có một cá tính đặc thù quá, nó không còn dễ phổ cập với quần chúng hơn là trước kia. Không khí nhạc của ông mang một vẻ u tịch của một thánh đường, lạnh lùng và thách đố người nghe. Nội dung của nó cũng tự viên thành một bản sắc: tâm sự của một người tuyệt vọng, hát như chưa biết buồn phiền chi mà thực là đã chết trong tâm hồn từ bao giờ rồi. Có lẽ, phải mượn một nhân vật của Thomas Wolfe để nói về tình cảnh của những đứa con lạc loài của người Mẹ - Đời-Sống: “Lost, lost, forever... Naked and alone we came into exile. In her dark womb, we did not know our mother’s face; from the prison of her flesh, have we come into the unspeakable and incommunicable prison of this earth”... Bơ vơ, bơ vơ suốt đời. Chúng ta bị đầy đoạ một cách tàn nhẫn và trơ trọi. Trong đáy vực, ta nào biết được vóc dáng mẹ hiền; trong ngục tù của mẹ, ta bị đẩy vào trần gian lưu đầy không còn truyền đạt và cảm thông gì nữa) (Thomas Wolfe, The Return of the Prodigal).

Còn biết nói gì nữa? Trong khi chờ giây phút vô ngôn mà Nietzsche và Nguyễn Du đã ngộ, tôi vẫn hát để chia nhau chút nổi trôi của phận người, hát rằng “Đôi khi một người dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi... Tôi như là người ngồi trong đêm dài nhìn tôi đang quá ngậm ngùi... Tôi như nụ cười nở trên môi người phòng khi nhân loại biếng lười... Tôi như ngọn đèn từng đêm vơi cạn, lửa lên thắp một niềm riêng. Tôi như nụ hồng nhiều khi ưu phiền chờ tôi rã cánh một lần”. (Tự tình khúc). Ơi cuộc đời thân mến, từ nay trong hồn tôi tiếng chuông não nề đã rền vang kiếp người mê sảng. Trên chuyến xe về chốn phôi phai, có ai nghe cùng tôi tiếng chuông gọi hồn? For whom the bell tolls?

Phố Tịnh
X. 1973
(giai phẩm Khai Nguyên, Vĩnh Long, 1973)



[1]  TCS, Ca khúc Trịnh Công Sơn. An Tiêm, 1966
[2] Lời tựa Những tình khúc TCS -1967
[3] Nhân vật trong truyện From here to Eternity của James Jones (1951). Truyện đã lên phim do Montgomery Clift đóng vai chính.
[4] Người ta dễ liên tưởng đến một hiện tượng khác trong sinh hoạt văn nghệ bốn chục năm trước: Thơ mới, một sự lạm dụng danh từ độc đoán và quá đáng.

No comments:

Post a Comment

  Phan Châu Trinh - ánh đuốc duy tân xuyên thế kỷ Đoàn Xuân Kiên Những năm đầu thế kỉ XX báo hiệu một bước ngoặt lớn của lịch sử nước nhà về...